Cách Làm Mứt Gừng Dẻo Truyền Thống Cho Ngày Tết Chỉ 2 Tiếng
Biên tập: Admin
Biên tập: Admin
Chị em muốn tìm hiểu cách làm mứt gừng ngày Tết để có món ăn truyền thống nhâm nhi và an toàn, không thể thiếu trong ngày Tết ở Việt Nam. Tự làm mứt gừng giúp chúng ta có thể điều chỉnh độ ngọt, lựa chọn nguyên liệu và làm chủ quy trình chế biến sạch sẽ, hơn nữa còn khẳng định sự khéo tay, đảm đang cho ngày Tết thêm ý nghĩa. Dưới đây là 5 cách làm mứt gừng ngon tại nhà để làm ngày Tết thêm ngọt ngào, do Nội thất Nam Anh cung cấp.
Mứt gừng là món ăn được ưa thích trong ngày Tết, được chế biến từ gừng củ và các nguyên liệu khác. Mứt gừng có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe như giải độc, giảm đau, phòng chống ung thư,… Cùng xem hướng dẫn của Nam Anh về cách làm mứt gừng ngon nhé!
Nhiều người cho rằng mứt gừng chỉ là miếng lát gừng kết hợp với đường trắng được bày bán trên khay trà. Tuy nhiên, hiện nay mứt gừng ngày Tết đã có hơn 9 loại được chế biến khác nhau, đơn giản nhưng lại vô cùng đa dạng về hương vị.
Ngoài những loại mứt gừng quen thuộc như mứt gừng truyền thống, mứt gừng đường phèn, mứt gừng dẻo,.. còn có những loại ít được biết đến như mứt gừng đỏ bánh trung thu, mứt gừng sợi, mứt gừng dẻo đậu phộng, mứt gừng mật ong, mứt gừng dẻo với đu đủ,…
Dưới đây là 9 cách làm mứt gừng ngon cho ngày Tết được Nội thất Nam Anh hướng dẫn cho chị em.
Để làm mứt gừng ngon giòn tại nhà, chị em cần tuân theo từng bước và lưu ý quan trọng trong quá trình chế biến. Nội thất Nam Anh sẽ giới thiệu cho các chị em cách lựa chọn nguyên liệu gừng và các phương pháp chế biến mứt gừng đa dạng.
Để có món mứt gừng miếng ngon, việc lựa chọn nguyên liệu là rất quan trọng. Nguyên liệu sẽ quyết định độ ngon của mứt. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu để làm mứt gừng:
Cách làm mứt gừng nhanh và đơn giản như sau. Trong quá trình chế biến, công đoạn ngâm gừng cùng chanh và nước sạch để giảm độ cay và nồng của mứt gừng (thường tốn 6 giờ hoặc qua đêm).
Còn lại là công đoạn để nước đường chảy thấm đều vào gừng (thường tốn 6 giờ). Công đoạn cắt lát, rửa sạch và sơ chế mứt gừng chỉ mất chưa đến 2 giờ đồng hồ. Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, chị em cần lên kế hoạch chuẩn bị gừng vào ngày trước.
Nam Anh sẽ hướng dẫn làm mứt gừng truyền thống cho chị em qua các bước sau, đọc chi tiết và làm theo cách làm mứt gừng dẻo ngon này đảm bảo thành phẩm chị em sẽ ưng ý.
Mứt gừng lát truyền thống cần chuẩn bị:
Bước 2: Chuẩn bị và chế biến gừng
Sơ chế nguyên liệu làm mứt gừng – cách làm mứt gừng TếtBước 3: Chế biến nước đường
Cách làm mứt gừng truyền thống ngon cần luộc nhiều lần, sẽ làm giảm đáng kể độ cay của gừng, khuyến cáo 2 lần luộc. Có thể sử dụng bếp điện để quá trình luộc nhanh hơn giảm thiểu thời gian luộc gừng.
Bước 4: Hoàn thiện mứt gừng
Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm mứt gừng truyền thống với các bước đơn giản và dễ làm.
Cách rim mứt gừng trắng ngon bắt mắt hơn – cách làm mứt gừng Tết
Để mứt gừng có thể giữ lâu hơn chị em có thể cho mứt vào lò vi sóng, làm khô khoảng 10 phút rồi bảo quản, sẽ để được lâu hơn.
Cho vào hộp hoặc túi nilon để dùng dần, thời gian dùng được khoảng 1-2 tháng. Để nơi khô ráo thoáng mát như bảo quản đồ khô thông thường.
Như vậy, cách làm mứt gừng truyền thống đơn giản Nam Anh tin rằng mọi chị em đều có thể thực hiện được. Đây cũng là cách làm mứt gừng đơn giản nhất hiện nay.
Cách làm mứt gừng đơn giản nhất với đường phèn qua 5 bước quan trọng sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt gừng đường phèn.
Gừng 1 Kg. Đường phèn 400gram Chanh 2-3 quả
Bước 2: Sơ chế gừng
Ngâm 30 phút cho vỏ mềm rồi làm sạch vỏ, cắt thành miếng mỏng vừa ăn. Ngâm gừng đã cắt lát vào nước sạch qua vài lần. Đun nước sôi vắt 2 quả chanh. Cho gừng vào luộc 5 phút rồi lấy ra. Ngâm tiếp tục với hỗn hợp chanh và nước sạch 10 phút. Luộc lần 2 với nước sạch sôi trong 5 phút. Lấy ra, rửa lại với nước. Như vậy gừng sẽ cay vừa đủ thích hợp làm mứt.
Bước 3: Ướp gừng với đường phèn
Cho hỗn hợp theo tỉ lệ 1 kg gừng với 400 gram đường phèn, cho 1 ít nước vừa ngập gừng, đun lửa vừa cho đường phèn tan.
Bước 4: Sên gừng – cách làm mứt gừng trắng đẹp
Đun sôi tiếp tục đường phèn và gừng cho đến khi chảo gừng cạn nước, đảo đều tay, lớp đường áo đều đừng, tạo màu trắng đẹp, chảo khô thì ngưng. Nếu đường không kết tinh thì có nhiều lý do, cách làm mứt gừng trắng đẹp chị em xem hướng dẫn bên dưới nhé!
Bước 5: Bảo quản mứt gừng đường phèn.
Cho mứt gừng đường phèn vào hộp hoặc túi nilon để dùng dần, thời gian dùng được khoảng 1-2 tháng. Để nơi khô ráo thoáng mát như bảo quản đồ khô thông thường.
Hướng dẫn làm mứt gừng dẻo với thơm, đủ đu dạng sợi cơ bản thực hiện qua các bước sau:
Để làm mứt gừng dẻo với đu đủ ngon cần tuân thủ các hướng dẫn sơ chế sau:
Sơ chế gừng
Sơ chế đu đủ
Bước này giúp đu đủ trong hơn, tránh cho quá nhiều vôi làm đu đủ cứng.
Rửa lại với nước sạch gừng và đu đủ
Luộc gừng và đu đủ
Ngâm đá gừng với đu đủ
Vắt sạch nước thơm
Để món mứt gừng dẻo với thơm và đu đủ sợi ngon hơn cần:
Vậy là hoàn thành xong món mứt gừng với đu đủ thơm cho ngày tết rồi. Cách làm mứt gừng dẻo có phần phức tạp hơn các loại mứt khác, tuy nhiên độ ngon thì không thể bàn cãi, cũng đáng đầu tư thời gian phải không?
Cách làm mứt gừng đỏ tương tự như các cách làm mứt gừng trước đó, tuy nhiên có thêm củ dền để tạo màu sắc bắt mắt cho mứt. Hãy cùng tham khảo cách làm ngay nhé.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm mứt gừng đỏ
Lưu ý: Với củ dền tạo màu, bạn nên chọn loại củ có lá màu xanh đậm, đường vân mỏng. Phần vỏ củ chắc và trơn, không mềm ủng.
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu làm mứt gừng đỏ
(Xem lại phần trên)
Bước 3: Ngâm đường và gừng với màu củ dền
Cách làm mứt gừng đỏ ngon đẹp bắt mắt
Cho hỗn hợp vào chảo, sên đều tay đến khi thấy ván đường trắng quanh miếng gừng là hoàn thành .
Cách làm mứt gừng mật ong ngon đơn giản với nguyên liệu gồm: 800 gram gừng tươi, 350 ml mật ong, 2 quả chanh.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm mứt gừng mật ong Rửa sạch gừng, dùng bàn chải để loại bỏ đất ở các kẽ gừng. Khác với các cách làm mứt khác, ở đây để nguyên vỏ gừng để tăng cường dinh dưỡng. Cắt mỏng, rửa lại với nước sạch. Sau đó rửa qua nước thứ 2, cho 1 quả chanh vào và tiếp tục rửa. Sau khi rửa qua nước thứ 3 là có thể ngưng.
Bước 2: Luộc gừng Đổ gừng vào nồi, nước ngập 2/3 gừng rồi đem luộc trong khoảng 15 phút. Chỉ luộc 1 lần, sau đó vớt ra và để ráo nước để giữ lại độ cay và tính dược của gừng tươi.
Bước 3: Trộn gừng với mật ong để làm mứt gừng mật ong thấm đều Trộn đều gừng với mật ong. Ướp hỗn hợp này trong tủ lạnh, mỗi 1 tiếng đảo 1 lần.
Bước 4: Cách sên mứt gừng mật ong dẻo ngon Sên mứt trên lửa nhỏ, đến khi mật ong sệt lại vài phút đảo 1 lần. Tránh sên lửa to vì mật ong dễ cháy. Ở cuối cùng, khi nồi mật ong và gừng sôi nhiều bọt, giảm lửa thật nhỏ và tiếp tục sên liên tục. Không nên sên quá nhanh vì mứt sẽ không dẻo.
Bước 5: Thành phẩm và bảo quản Do là mứt gừng mật ong nên không thể sên khô bằng bếp được. Mứt sau khi sên sẽ còn ướt nên có thể phơi nắng 20-30 phút cho ráo mật rồi bảo quản. Hoặc cho vào lò vi sóng sấy khô gừng, sau đó cho vào các hũ nhỏ và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Khi làm món mứt gừng ngày Tết, để có được quả mứt ngon, cần tránh các lỗi phổ biến như mứt không đủ kết tinh, mứt gừng còn sơ, mứt gừng quá cay hay không đạt được màu trắng đẹp. Hãy tham khảo những lưu ý sau để có quy trình làm mứt gừng hoàn hảo nhất.
Nếu mứt gừng không khô hoặc khó khô khi sên, thì chúng ta có thể mắc phải lỗi thường gặp là chưa để ráo mứt gừng sau khi ngâm đường hoặc cho nước vào giữa quá trình sên, dẫn đến thừa nước.
Để khắc phục, có thể hong khô mứt trước quạt trong khoảng 30 phút đến 1 tiếng hoặc phơi nắng 30 phút trước khi sên lại mứt. Điều này sẽ giúp mứt gừng kết tinh tốt hơn.
Ngoài ra, có thể thêm đường pha loãng vào mứt và sên tiếp tục để ván trắng bám lên gừng, giúp mứt gừng kết tinh hoàn hảo.
Mứt gừng thường không kết tinh trắng nếu thiếu đường, khiến mứt kém hấp dẫn hơn. Để làm mứt gừng trắng đẹp, cần lưu ý tỉ lệ 2:1 giữa gừng và đường, tức là dùng 2 phần gừng với 1 phần hoặc hơn đường.
Mứt gừng quá khô cứng là điển hình của lỗi rim mứt gừng quá tay. Khi sên thấy mứt gừng kết tinh vẫn còn sên tiếp tục sẽ mắc phải lỗi này, gừng khô và khá cứng.
Nếu mứt gừng quá cay, điều này thường do quá trình sơ chế nguyên liệu chưa được thực hiện đầy đủ và chính xác. Để giảm độ cay của gừng, cần chú ý các bước sơ chế như sau:
Ngoài ra, để làm mứt gừng không quá cay, có thể nêm nếm gừng sau khi luộc để kiểm tra độ cay và điều chỉnh theo khẩu vị cá nhân.
Theo nghiên cứu, khí hậu miền Nam có thể tạo ra sản lượng mứt gừng cao nhất trong cả nước, vì vậy giá mứt gừng ở khu vực này thường rẻ hơn so với miền Trung và miền Bắc.
Giá của mứt gừng hiện tại vào năm 2023 dao động từ 150.000 đến 190.000 đồng một kg và có thể thay đổi tùy theo thời điểm và nguồn cung.
Để biết giá chính xác, chị em có thể tham khảo các cửa hàng bán quà tặng trong khu vực của mình.
Nam Anh cung cấp thông tin này để giúp chị em có thể tham khảo và cân nhắc cho gia đình vào dịp Tết. Tuy nhiên, vẫn khuyến khích chị em tự làm mứt gừng tại nhà để đảm bảo an toàn và có thể kiểm soát quá trình chế biến.
Bài viết đã được Nam Anh gửi đến bạn cung cấp các công thức làm mứt gừng ngày tết ngon và đa dạng, giúp cho các món mứt gừng trở nên dẻo và đậm vị hơn. Ngoài ra, chị em cũng có thể tham khảo thêm các công thức khác như mứt dừa hay mứt tắc để thêm sự ngọt ngào vào ngày tết.
Tham gia vào nhóm Facebook Nội Thất Nam Anh để cập nhật cách làm mứt gừng ngon và nhiều thông tin bổ ích và công thức nấu ăn ngon nhé. Ngoài ra Zalo Offical Nam Anh liên tục có nhiều thông tin bổ ích về cách nấu nướng cũng như các khuyến mãi thường xuyên của nội thất và thiết bị bếp, quý khách tham gia ngay để tránh bỏ lỡ các thông tin hấp dẫn nhé!